Thuật ngữ phổ biến trong việc tối ưu, tăng tốc website

Internet nói chung và website nói riêng đã có sự phát triển tăng trưởng vượt bậc trong thời gian vừa qua, các khái niệm thuật ngữ đã gia tăng đáng kể, trong bài viết này tôi liệt kê các thuật ngữ phổ biến nhất trong lĩnh vực tối ưu website cho WordPress.

Thuật ngữ chung về website

  1. Domain: là tên miền của bạn, giống như wpspeedy.net
  2. Webhost: là máy chủ để lưu trữ, xử lý dữ liệu website của bạn, để đưa website của bạn lên môi trường internet mọi người có thễ xem được website của bạn.
  3. Cpanel: là bản điều khiển giúp hệ thống quản trị giúp bạn quản trị, điều hành, tạo lập website trực quan và dễ dàng hơn thường sẽ có tích hợp sẵn trong dịch vụ hosting.
  4. Page speed: Tốc độ trang web của bạn.
  5. HTML: HyperText Markup Language là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, cho phép doanh nghiệp thiết lập website như tiêu đề, liên kết, đoạn văn,…
  6. Javascript (JS): là một ngôn ngữ lập trình trong website thì nó được dùng để làm tính năng, và hiệu ứng.
  7. CSS: là một ngôn ngữ lập trình để làm giao diện website, làm thiết kế ux.
  8. Image compression: Nén hình ảnh mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Kích thước hình càng nhỏ, tốc độ tải trang càng nhanh.
  9. Gzip : là dạng thuật toán nén file (HTML, CSS, Javascript…)
  10. Brotli : là dạng thuật toán nén file nâng cấp tốt hơn Gzip được google phát triển.
  11. Defer: quá trình tải file không bắt html phải dừng phân tích cú pháp, khi html làm xong việc mọi thứ xong rồi mới phân tích dữ liệu đó.
  12. Async: khi quá trình phân tích html gặp phải script này, nó sẽ vẫn tiếp tục phân tích html cho đến khi script này được download xong, thì quá trình phân tích html mới tạm dừng để execute những code script này, sau đó lại tiếp tiếp quá trình phân tích html.
  13. Nội tuyến: khi một đoạn CSS hay một Javscript nào đó được đưa thẳng vào HTML.
  14. Debug: là khai báo lỗi và tìm lỗi website hay phần mềm nào đó.
  15. Minify  File: Loại bỏ khoảng trắng và dấu ghi chú của lập trình viên mà không làm ảnh hưởng tới hoạt động của website. Thường áp dụng cho các file CSS, JS, HTML.
  16. Combine File: Giả sử website bạn có 10 file thì nó sẽ gộp thành chỉ còn 1 file duy nhất. Thường áp dụng cho các file CSS, JS.
  17. Up times: là thời gian website của bạn luôn sẵn sàng phục vụ người dùng.
  18. Down times: là thời gian website của bạn không sẵn sàng phục vụ người dùng bị gặp sự cố nào đó.
  19. Cache: là quá trình lưu trữ tạm thời các tệp tĩnh, như hình ảnh, trang HTML và tệp JavaScript, để giảm tải cho máy chủ và cải thiện tốc độ tải trang. Khi trang web được tải lần đầu tiên, các tệp này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ cache của trình duyệt hoặc máy chủ và sẽ được sử dụng lại cho các lượt truy cập sau đó. Điều này giúp giảm số lượng yêu cầu máy chủ, làm giảm thời gian tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng.
  20. OPCode cache: là một tính năng thêm của PHP, mục đích của nó là nâng cao khả năng xử lý của php, hay còn gọi là cache PHP.
  21. Object Cache: là cache SQL cơ sở dữ liệu cache đó sẽ được lưu trữ vào ram những lần sau vẫn truy vấn yêu cầu đó thì trả lại tốc độ nhanh hơn rất nhiều.
  22. Webp: là định dạng của google dựa trên thuật toán vp9 của youtube, giảm dung lượng hình ảnh từ 20% đến 30% so với jpg,png mà chất lượng không hề thay đổi.
  23. SSL: SSL (Secure Sockets Layer) là một công nghệ bảo mật mạng tiêu chuẩn được sử dụng để thiết lập kết nối mật mã giữa máy chủ web và trình duyệt của người dùng. Nó giúp bảo vệ thông tin được truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt, như thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin thẻ tín dụng và các loại thông tin nhạy cảm khác.
  24. Font (Phông chữ): là một file có dạng ifff, woff, woff2 mục đích là thay đổi kiểu dáng phong cách của chữ viết.
  25. Font-icon: là là một file có dạng ifff, woff, woff2 mục đích của nó là làm icon rất nhẹ và rất nhanh.
  26. SVG: là định dạng ảnh vector
  27. DOM: là cấu trúc HTML, tập hợp các mã HTML của website thì gọi là DOM.
  28. Redirect: là chuyển hướng như chuyển hướng từ website này qua website khác.
  29. DNS: DNS (Domain Name System) là một hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán được sử dụng trên internet để chuyển đổi tên miền dễ nhớ, như wpspeedy.net  thành địa chỉ IP tương ứng, mà máy tính có thể hiểu được để thiết lập kết nối mạng. Mỗi khi bạn nhập một tên miền vào trình duyệt, DNS sẽ chuyển đổi nó thành địa chỉ IP để trình duyệt có thể tìm thấy máy chủ web tương ứng để tải trang web đó.
  30. DNS lookup: thời gian sử lý phân giải từ tên miền sang ip máy chủ.
  31. Keep-Alive: là một tính năng của máy chủ, cố gắng dữ sống file để phục vụ tốt hơn.
  32. Request : là yêu cầu từ trình duyệt web đến với webhost máy chủ.
  33. CSS Quan trọng: là mỗi kỹ thuật đưa những đoạn CSS hiển thị màn hình nội tuyến vào HTML và tải không đồng bộ css, mục đích nó là dành cho để hiện thị thông tin sớm (thay đổi thứ tự tải), hình ảnh đầu tiên nhanh nhất có thể, và kỹ thuật này có thể tăng tốc độ hình ảnh đâu phản hồi website sớm nhất cho người dùng nhưng nó làm chậm đi tốc độ load website tổng thể full load và tiêu tốn tài nguyên khá nhiều.
  34. TTL: là thời gian khai báo sống tồn tại của file cache.
  35. Prefetch : khai báo cho trình duyệt khi nào trình duyệt rảnh thì làm việc này nhé.
  36. Preload: là khái báo cho trình duyệt là tải download file này càng sớm càng tốt. (để thay đổi thứ tự tải)
  37. Preconnect: là khái bao tài nguyên bên thứ 3, yêu cầu trình duyệt kết nối sớm với domain bên thứ 3 này trước đi vì kiểu gì mình cũng dùng nó hãy kết nạp sử lý trước.
  38. Tài nguyên bên thứ 3: khi bạn sử dụng file, dữ liệu, yêu cầu từ máy chủ bên thứ 3 không phải sử dụng từ domain của bạn.
  39. Thumbnail: là hình ảnh con của hình ảnh chính.
  40. Staging: là giả lập website của bạn để thực hiện những công việc bảo trì hay nghiên cứu nào đó, là một kỹ thuật kéo website của bạn về localhost để xử lý hay tạo ra một subdomain hay một website khác để chạy. để bạn nghiên cứu bảo trì… khi xử lý xong uploads website giả lập đó vào website chính của bạn ( vì chỉnh sửa trực tiếp trong website chính đang chạy là một thứ không an toàn, trong quá trình nguyên cứu không ai đảm bảo là không xảy ra quá trình lỗi)
  41. Freemium : là một mô hình kinh doanh, sản phẩm cho dùng thử miễn phí một số tính năng giới hạn khi dùng ngon muốn thêm tính năng tốt hơn bạn phải trả phí để có thể sử dụng được các tính năng nâng cao.
  42. Premium: Là mô hình kinh doanh sản phẩm trả phí, bạn phải trả tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  43. Cookie: Một cookie web hoặc cookie của trình duyệt là một tệp dữ liệu nhỏ được lưu trữ trên trình duyệt. Nó chủ yếu lưu trữ tất cả dữ liệu và thông tin về các thông tin đăng nhập, giỏ hàng, thẻ tín dụng, mật khẩu, sở thích trang web, thông tin cá nhân v.v.Vì vậy, bất cứ khi nào bạn truy cập vào cùng một máy chủ là cùng một trang web nữa, bạn không phải nhập chi tiết nữa. Cookie web sẽ tự động làm điều đó cho bạn.
  44. Lazy load: là một kỹ thuật trì hoãn, khi cần thì mới xuất hiện.
  45. Adaptive Images: là kỹ thuật tối ưu hình ảnh ở mọi màn hình, màn hình nhỏ thì gửi size ảnh nhỏ, màn hình to thì gửi size ảnh to, tính năng này được tính hợp sẵn từ WordPress 4.4 trở đi.
  46. Size ảnh: là kích thước ảnh ví dụ như 800px x 700px ( đơn vị thường sử dụng là px tận chí là cm hay inch…)
  47. Dung lượng: là kích thước được tính bằng btyes, KB, MB, GB..
  48. Crawler: thu nhập dữ liệu website của bạn.
  49. Landing page: là một website thường chỉ có 1 trang, khách hàng chỉ vào một lần không có sang trang thứ 2, với mục đích là tạo ra chuyển đổi có thể chuyển đổi bán hàng, chuyển đổi lấy email khách hàng…chiến lược tối ưu tốc độ ladding page thì hoàn toàn khác với website WordPress thông thường.

Hạ tầng, máy chủ, cơ sở dữ liệu, kỹ thuật lập trình

  1. Linux: là hệ điều hành miễn phí, Linux thường được dùng cho làm webserver chiếm đến thị phần là 90% về lĩnh vực webserver, còn nếu muốn làm webserver để chạy php wordpress thì không thể thiếu linux.
  2. Centos: là hệ điều hành bản phân phối linux chuyên được dùng để làm máy chủ webserver vì tính rất ổn định của nó.
  3. Ubuntu: là hệ điều hành bản phân phối linux chuyên được dùng để dev.
  4. MariaDB: là một tổ chức làm phần mềm cơ sở dữ liệu SQL mã nguồn mở.
  5. MYSQL: là công ty làm phần mềm cơ sở dữ liệu SQL.
  6. Localhost: là một phần mềm giả lập website của bạn chỉ có máy tính đó mới có thể xem thấy người khác không thể xem được, bạn có thể sử dụng localhost để test tính năng hay cập nhật thử một cái gì đó.
  7. XAMPP/WAMP/LARAGON: là một phần mềm tạo localhost mình yêu thích nhất nó giúp mình giả lập website để nghiên cứu và học hỏi.
  8. Litespeed: là phần mềm websever hiện tại là websever tốt nhất dành cho WordPress.
  9. Apache: là phần mềm websever.
  10. Nginx: là phần mềm websever.
  11. htaccess: là một file chỉ có trên websever máy chủ apache và Litespeed, mục đích của nó là kết nối tương tác ra lệnh từ website WordPress bạn với máy chủ websever là apache hay LiteSpeed, khi website WordPress của bạn có nhu cầu gì khai báo vào .htaccess để ra lệnh cho máy chủ xử lý công việc đó.
  12. CDN (Content Delivery Network): là mạng lưới phân phối file website của bạn.
  13. Share hosting: là máy chủ riêng (Dedicated) hay một máy chủ ảo (VPS) được chia sẻ cho nhiều người dùng trong đó có nhiều website.
  14. VPS: là máy chủ ảo, từ máy chủ riêng (Dedicated) sẽ chia nhỏ ra nhiều máy chủ ảo (gọi VPS). Tương tác làm việc như máy chủ thật nhưng phải trả với một mức giá hợp lý nếu nhu cầu của người dùng không cần quá nhiều tài nguyên để thuê nguyên một máy chủ riêng nhưng hiệu suất tốc độ như máy chủ riêng.
  15. Dedicated : là máy chủ riêng.
  16. Cron: là một tính năng hẹn giờ để tự động thực hiện làm một việc gì đó mà bạn thiết lập cho nó.
  17. OpenVZ: là ảo hóa VPS một phần ( cũng có thể gọi đây là ảo hóa giá rẻ).
  18. KVM: là ảo hóa vps toàn phần cao cấp hơn ảo hóa một phần.
  19. IPv4: là ký tự các con số ví dụ 192.168.1.1 đại diện cho webhost của bạn.

Thuật ngữ trong WordPress

  1. Plugin: là một gói sản phẩm phần mềm có thể tích hợp cho WordPress để nâng cao thêm tính năng mà bản thân WordPress bạn đang sử dụng không thể đáp ứng được nhu cầu của bạn, Plugin cũng loại bỏ đi tính năng nào đó.
  2. Theme: Là chủ đề (mẫu giao diện) cho phép bạn nhanh chóng thay đổi cách website hiển thị cho người xem.
  3. Page builder: là một plugin hay một tính năng được cài đặt sẵn trong themes mục đích để dễ dàng xây dựng trang nhanh hơn giúp bạn có thể tạo một trang web chuyên nghiệp kể cả bạn không biết gì về code lập trình vẫn làm được.
  4. Heartbeat: Nó là tính năng được WordPress tích hợp sẵn, cho phép trình duyệt web giao tiếp với máy chủ khi bạn đăng nhập vào bảng quản trị WordPress. Chức năng này giúp WordPress xử lý những thứ như hiển thị thông báo cho các tác giả khác rằng bài viết đang được ai đó chỉnh sửa. Các plugin cũng có thể tận dụng tính năng Heartbeat để hiển thị thông báo theo thời gian thực.( như facebook có ai like bài viết của bạn sẽ hiện thông báo).
  5. Post Revisions: là số bài viết lưu trong nháp trình soạn thảo WordPress.
  6. Emojis: là một javascript để hiện thị khuôn mặt cảm xúc của WordPress, tuy nhiên bạn hãy lên sử dụng Emojis mặc định của trình duyệt thì sẽ tối ưu hơn rất nhiều.
  7. E-commerce site: là các trang website bán hàng thương mại điện tử trong WordPress thì bạn sử dụng plugin woocommerce cũng được gọi là E-commerce site.
  8. RSS feed: Rss Feed Là từ viết tắt của Really Simple Syndication. Một người dùng có thể đăng ký vào tùy chọn này để có được những cập nhật mới nhất và thông báo từ trang web.
  9. Mu-plugin: là một tính năng ẩn của WordPress rất mạnh nó cũng giống plugin thông thường bạn vẫn hay tải tuy nhiên nó được ưu tiên load rất sớm nên được sử dụng theo một kiểu khác thường được dùng để tăng tốc bật tắt plugin thông thường để tăng tốc load website.
  10. Add footer : một kỹ thuật chuyển file nào đó xuống dưới chân trang để trình duyệt tải và phân tích cuối cùng.

Công cụ kiểm tra, đo lường hiệu suất và tốc độ website

  1. Gtmetrix: là công cụ đo lường tốc độ load website.
  2. Google pagespeed insight: là công cụ đo lường đánh giá website do Google phát triển, google phát triển rất nhiều công cụ đánh giá website thì Google pagespeed insight là một trong số đó.
  3. Webpagetest: là công cụ đo lường các chỉ số về hiệu suất và tốc độ của website.
  4. Google Analytics: là một công cụ và sản phẩm của Google mục đích đo lường website của bạn theo nhiều tiêu chí: Số lượng khách truy cập, thời gian xem trang, các trang xem nhiều, từ khóa tìm kiếm nhiều…
  5. Google Console: là một dịch vụ từ Google cung cấp miễn phí cho các chủ sở hữu trang web. Google Search Console cho phép bạn theo dõi, duy trì và báo cáo hiệu suất của trang web trong kết quả tìm kiếm Google. Đây là một công cụ hữu ích cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và theo dõi sự hiển thị của trang web của bạn trên Google.
  6. Largest Contentful Paint (LCP): là chỉ số được dùng để đo lường hiệu suất tải trang hay nói một đơn giản thì đó là thời gian từ khi người dùng nhấp vào một liên kết để xem nội dung trên màn hình.
  7. First Input Delay (FID) là chỉ số được dùng để đo lường thời gian phản hồi lại tương tác đầu tiên của người dùng trên trang web. Đây là chỉ số được Google rất chú trọng bởi nó thể hiện cho cách người dùng thực tế tương tác với các trang web như thế nào.
  8. Cumulate Layout Shift (CLS) là chỉ số được dùng để  đánh giá mức độ ổn định của một trang khi tải hay còn gọi là độ ổn định hình ảnh. Nếu trang web của bạn trong quá trình tải khả năng hiển thị các phần tử quá chậm sẽ gây gián đoạn quá trình tìm kiếm thông tin của người dùng.
  9. TTFB là viết tắt của Time to first byte cho biết thời gian đã trôi qua tính bằng mili giây trong khi nhận được phản hồi đầu tiên (byte) từ một trang web. TTFB là một cách để đo tốc độ của một trang web. TTFB càng thấp, máy chủ web phản hồi càng nhanh. Time to first byte do đó còn được gọi là thời gian chờ đợi. Thời gian trình duyệt của bạn phải đợi phản hồi từ máy chủ web.
  10. First Meaningful Paint: First Meaningful Paint đo lường việc hiển thị nội dung chính của trang.
  11. Speed Index: Cho biết tốc độ nội dung của trang được hiển thị nhanh như thế nào. Mục tiêu cho thời gian tải lý tưởng là dưới 1,250 mili giây.
  12. Time to Interactive/Thời gian tương tác: đánh dấu thời điểm trang tương tác hoàn toàn.

Bài viết có sử dụng các thông tin tham khảo từ nhiều nguồn.

Đừng bao giờ mất khách hàng vào tay đối thủ vì tốc độ website chậm!

Các chuyên gia WordPress của WPSpeedy luôn sẵn sàng thực hiện tối ưu website của bạn. Hãy liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn và kiểm tra miễn phí!

Liên hệ ngay

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top